Phạm vi chính sách
Chính sách này áp dụng cho tất cả giám đốc, nhân viên, các đơn vị sản xuất được chỉ định, các sản phẩm và dịch vụ của Octa. Tất cả các đơn vị và địa điểm kinh doanh của Octa sẽ phối hợp với nhau để chung sức chống lại nạn rửa tiền. Mỗi đơn vị và địa điểm kinh doanh đã tiến hành các biện pháp dựa trên cơ sở rủi ro một cách hợp lý nhằm ngăn chặn, phát hiện và báo cáo về các giao dịch. Mọi nỗ lực đã thực hiện sẽ được ghi lại và lưu giữ. Ủy ban Tuân thủ AML có trách nhiệm khởi tạo Báo cáo Hoạt động Đáng ngờ (”SAR”) hoặc báo cáo theo yêu cầu khác cho các cơ quan thực thi pháp luật hoặc cơ quan quản lý phù hợp. Bất kỳ liên hệ nào từ cơ quan thực thi pháp luật hoặc cơ quan quản lý liên quan đến Chính sách cũng sẽ được chuyển đến Ủy ban Tuân thủ AML.
Ủy ban sẽ
- Nhận báo cáo nội bộ về (tình huống đáng ngờ về) rửa tiền
- Điều tra báo cáo về các tình huống đáng ngờ
- Lập báo cáo các sự kiện đáng ngờ có liên quan để gửi đến các cơ quan liên quan
- Đảm bảo bố trí đầy đủ công tác đào tạo cho nhân viên và tư vấn
- Tiến hành báo cáo, ít nhất là hàng năm, cho cơ quan quản lý của công ty về hoạt động và tính hiệu quả của các hệ thống cũng như các biện pháp kiểm soát của công ty.
- Theo dõi hoạt động hàng ngày của các chính sách chống rửa tiền liên quan đến: phát triển sản phẩm mới; tiếp nhận khách hàng mới; và những thay đổi trong hồ sơ kinh doanh của công ty.
Chính sách
Chính sách của Octa là chủ động phòng chống rửa tiền và bất kỳ hoạt động nào tạo điều kiện cho hoạt động rửa tiền hoặc tài trợ cho các hoạt động khủng bố hay tội phạm. Octa cam kết tuân thủ AML theo luật pháp hiện hành và yêu cầu các giám đốc, nhân viên và nhà sản xuất được chỉ định tuân thủ các tiêu chuẩn này nhằm ngăn chặn việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của mình cho các mục đích rửa tiền.
Theo mục đích của Chính sách này, rửa tiền được định nghĩa là việc tham gia vào các hành vi nhằm giấu diếm hoặc che đậy nguồn gốc thực sự của các khoản tiền thu được từ hành vi phạm tội để các khoản tiền bất chính này có vẻ có nguồn gốc hợp pháp hoặc cấu thành tài sản hợp pháp.
Rửa tiền là gì?
Rửa tiền là quá trình tiền hoặc các tài sản khác thu được do phạm tội (tài sản bất chính) được đổi thành tiền “sạch” hoặc các tài sản khác không có liên hệ rõ ràng với nguồn gốc bất chính của chúng.
Tài sản bất chính có thể có nhiều hình thức, bao gồm tiền hoặc có giá trị tiền, chứng khoán, tài sản hữu hình và vô hình. Ngoài ra còn bao gồm tiền được dùng để tài trợ khủng bố.
Rửa tiền bao gồm các hành vi:
- Đạt được, sử dụng và sở hữu tài sản phạm tội
- Xử lý thu nhập từ hành vi phạm tội như căn cắp, gian lận và trốn thuế
- Chủ ý tham gia vào bất kỳ hình thức nào liên quan đến tài sản phạm tội hoặc tài sản dùng cho khủng bố
- Tham gia vào các thỏa thuận nhằm tạo thuận lợi cho việc rửa tài sản phạm tội hoặc tài sản khủng bố
- Đầu tư số tiền thu được từ hành vi phạm tội vào các sản phẩm tài chính khác
- Đầu tư số tiền thu được từ hành vi phạm tội thông qua việc mua lại tài sản
- Chuyển giao tài sản phạm tội .
Rửa tiền diễn ra dưới đa dạng phương pháp, có thể từ việc mua và bán lại các mặt hàng xa xỉ như ô tô hoặc trang sức cho đến chuyển tiền qua một mạng lưới phức tạp gồm các hoạt động hợp pháp. Thông thường, khi nói đến rửa tiền, tiền mặt được nghĩ đến đầu tiên nhưng cần thiết phải hiểu rõ rằng rửa tiền được định nghĩa dưới góc độ tài sản phạm tội. Nó có thể là tài sản dưới bất kỳ hình thức hợp pháp nào, là tiền, là các quyền, là bất động sản hay là bất kỳ lợi ích nào khác. Nếu bạn biết hoặc nghi ngờ rằng tài sản đó có được, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, do hoạt động phạm tội mà bạn không tố giác thì bạn cũng đang tham gia vào quy trình này.
Quy trình rửa tiền diễn ra theo ba giai đoạn:
- Sắp xếp
Đưa các khoản tiền có nguồn gốc từ hành vi bất hợp pháp, ví dụ, vào một tài khoản ngân hàng. - Phân tán
Tiền được đưa qua hệ thống tài chính vào một loạt các giao dịch tài chính nhằm che giấu nguồn gốc của tiền mặt với mục đích tạo ra hình thức hợp pháp. - Tái nhập
Tội phạm thoải mái sử dụng tiền theo ý muốn một khi rút tiền ra khỏi hệ thống này dưới dạng các quỹ “sạch” về mặt hình thức.
Không có hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính nào là miễn dịch với các hoạt động của tội phạm nên các đơn vị kinh doanh nên xem xét rủi ro từ hoạt động rửa tiền đến từ các sản phẩm và dịch vụ mà họ cung cấp.
Chống tài trợ khủng bố (CTF) là gì?
Tài trợ khủng bố là việc các doanh nghiệp và cá nhân hợp pháp tài trợ cho các hoạt động khủng bố hoặc các tổ chức với lý do tư tưởng, chính trị hay nguyên nhân khác. Do đó, các đơn vị kinh doanh phải đảm bảo rằng: (i) khách hàng không phải là các tổ chức khủng bố; và (ii) không cung cấp các phương tiện mà các tổ chức khủng bố được tài trợ qua đó.
Tài trợ khủng bố không có thể sẽ không liên quan đến số tiền có được do hành vi phạm tội, mà là việc thực hiện ý đồ để che giấu nguồn gốc hoặc mục đích sử dụng của các quỹ vốn sẽ được dùng cho mục đích phạm tội sau này.
Tiếp cận dựa trên rủi ro
Mức độ thẩm định cần thiết khi xem xét các biện pháp chống rửa tiền trong công ty nên dựa vào phương thức tiếp cận theo rủi ro. Điều này có nghĩa là giá trị nguồn lực dùng để tiến hành thẩm định trong bất kỳ mối quan hệ nào nên tương ứng với mức độ rủi ro xảy ra từ mối quan hệ đó.
Có thể được chia thành các phạm vi sau:
Rủi ro khách hàng
Các hồ sơ khách hàng khác nhau có các mức rủi ro khác nhau đi kèm. Kiểm tra cơ bản về Nhận biết Khách hàng (Know your Customer - KYC) có thể cho biết rủi ro từ phía khách hàng. Ví dụ, việc các cá nhân gần nghỉ hưu gửi các khoản tiền nhỏ và thường xuyên vào tài khoản tiết kiệm phù hợp với các thông tin tài chính của họ sẽ có mức rủi ro ít hơn hơn so với việc các cá nhân tuổi trung niên thực hiện các thanh toán đặc biệt với giá trị tiền luôn thay đổi vào các tài khoản tiết kiệm mà không phù hợp với hồ sơ dữ liệu tài chính hiện hành của khách hàng. Mức độ thẩm định được thực hiện đối với trường hợp thứ hai sẽ cao hơn trường hợp thứ nhất vì nguy cơ rửa tiền trong trường hợp thứ hai là lớn hơn. Có thể sử dụng cấu trúc doanh nghiệp làm ví dụ về trường hợp khách hàng có thể gặp rủi ro ở mức cao hơn so với trường hợp như vừa xét, vì doanh nghiệp có thể bị tội phạm lợi dụng để cài các lớp phân tán vào trong các giao dịch nhằm che giấu nguồn gốc các quỹ tiền. Do đó, khách hàng có thể được phân loại thành các nhóm rủi ro khác nhau.
Rủi ro sản phẩm
Rủi ro gắn với bản thân của sản phẩm và dịch vụ. Rủi ro sản phẩm xảy ra do chức năng của nó như là một công cụ rửa tiền.
Joint Money Laundering Steering Group đã phân loại các sản phẩm mà các công ty thường giao dịch thành ba nhóm rủi ro - thấp, vừa và cao. Thông thường, các hợp đồng bảo hiểm thuần túy được phân loại là rủi ro thấp và các khoản đầu tư vào đơn vị tín thác là rủi ro cao. Ngoài ra, một yếu tố sẽ góp phần vào việc phân loại danh mục rủi ro là quy trình bán hàng gắn liền với sản phẩm. Giao dịch thực hiện trên cơ sở tham vấn theo kết quả từ KYC sẽ có ít rủi ro hơn giao dịch mà bạn không biết rõ về khách hàng.
Rủi ro quốc gia
Vị trí địa lý của khách hàng hoặc xuất xứ của hoạt động kinh doanh có rủi ro gắn liền. Điều này bắt nguồn từ thực tế là các quốc gia trên thế giới có các mức rủi ro khác nhau gắn liền với họ.
Công ty sẽ xác định mức độ của biện pháp thẩm định cần thiết ban đầu và sử dụng bốn nhóm rủi ro trên dựa trên cơ sở liên tục.
Chương trình nhận diện khách hàng
Octa đã áp dụng Chương trình Nhận diện Khách hàng (Customer Identification Program - CIP). Octa sẽ thông báo rằng chúng tôi sẽ thu thập thông tin nhận dạng; thu thập một số thông tin nhận dạng khách hàng tối thiểu từ mỗi khách hàng, lưu lại thông tin đó, cũng như các phương pháp xác minh và kết quả xác minh.
Thông báo tới khách hàng
Octa sẽ thông báo tới khách hàng rằng chúng tôi đang yêu cầu thông tin từ khách hàng để xác minh danh tính theo yêu cầu của luật pháp hiện hành.
Nhận biết khách hàng
Khi một mối quan hệ kinh doanh được hình thành, để thiết lập những yếu tố có thể cấu thành hoạt động thông thường sau này trong mối quan hệ đó, điều cần thiết là công ty phải xác định bản chất của hoạt động kinh doanh mà khách hàng muốn thực hiện.
Khi một mối quan hệ kinh doanh đang diễn ra đã được thiết lập, mọi hoạt động kinh doanh thông thường được thực hiện cho khách hàng có thể được đánh giá theo mô hình hoạt động dự kiến của khách hàng. Bất kỳ hoạt động nào không giải thích được có thể được kiểm tra về sau để xác định xem có nghi ngờ rửa tiền hay tài trợ khủng bố hay không.
Thông tin về thu nhập, nghề nghiệp, nguồn tài sản, thói quen giao dịch và mục đích kinh tế của bất kỳ giao dịch nào của khách hàng thường được thu thập như một phần của công tác cung cấp tư vấn. Khi bắt đầu mối quan hệ, thông tin cá nhân cũng được thu thập, chẳng hạn như quốc tịch, ngày sinh và địa chỉ cư trú. Những thông tin này cũng nên được xem xét liên quan đến rủi ro phạm tội tài chính (bao gồm AML và CTF). Đối với các giao dịch có rủi ro cao, có thể cần phải tìm cách xác minh thông tin mà khách hàng đã cung cấp.
Nguồn gốc quỹ tiền
Khi một giao dịch diễn ra, nguồn gốc quỹ tiền, tức là thanh toán được thực hiện như thế nào, từ đâu và bởi ai, phải luôn được xác định và ghi lại trong hồ sơ khách hàng (thường có được thông qua việc giữ lại một bản sao séc hoặc uỷ nhiệm ghi nợ trực tiếp).
Nhận dạng
Yêu cầu nhận dạng tiêu chuẩn đối với khách hàng là các cá nhân thường được quy định chung theo các trường hợp liên quan đến khách hàng và loại sản phẩm đang được xử lý, tức là mức độ rủi ro của sản phẩm, dù là rủi ro thấp, rủi ro vừa hay rủi ro cao. Xét đến các sản phẩm rủi ro thấp và rủi ro vừa, các thông tin sau sẽ được yêu cầu như một tiêu chuẩn cho mục đích nhận diện:
- Tên đầy đủ
- Địa chỉ cư trú
Xác minh
Việc xác minh thông tin thu được phải dựa trên các nguồn đáng tin cậy và độc lập - có thể là tài liệu do khách hàng tạo ra hoặc do công ty thu thập từ phương thức điện tử hoặc kết hợp cả hai. Trường hợp hoạt động kinh doanh được thực hiện trực tiếp, công ty nên xem bản gốc của bất kỳ tài liệu nào liên quan đến việc xác minh.
Tài liệu chứng minh danh tính của một cá nhân có mức độ tin cậy cao thường là tài liệu được cấp bởi một cơ quan chính phủ hoặc bởi tòa án, bởi vì có khả năng lớn là chính quyền sẽ kiểm tra sự tồn tại và các đặc điểm của những người liên quan. Trong trường hợp cá nhân không có tài liệu chứng minh danh tính, bằng chứng nhận dạng khác có thể được cung cấp cho công ty để bảm bảo sự tin cậy về danh tính của khách hàng. Tuy nhiên, công ty sẽ đánh giá những rủi ro đi kèm.
Nếu danh tính được xác minh từ tài liệu, điều này phải dựa trên:
Tài liệu do chính phủ cấp bao gồm:
- Tên đầy đủ của khách hàng, và
- Địa chỉ cư trú của họ
Thẻ căn cước có ảnh nhận dạng do Chính phủ cấp
- Hộ chiếu còn thời hạn
- Thẻ chứng minh nhân dân
Ngoài ra, điều này có thể được thực hiện bởi một tài liệu xác minh không có ảnh nhận dạng do chính phủ cấp gồm có tên đầy đủ của khách hàng, được hỗ trợ bởi một tài liệu thứ hai, bao gồm:
- Tên đầy đủ của khách hàng, và
- Địa chỉ cư trú của họ
Octa undertakes to review the submitted documents within 24 hours from the date of receiving them.
Octa không giới hạn thời gian để Khách hàng gửi giấy tờ xác minh, tuy nhiên việc gửi chúng là một yêu cầu bắt buộc để Khách hàng thực hiện rút tiền.
Octa cam kết xem xét các tài liệu đã gửi trong vòng 24 giờ kể từ ngày nhận được chúng.
Giám sát và báo cáo
Giám sát dựa trên giao dịch sẽ được thực hiện bởi các đơn vị kinh doanh phù hợp của Octa. Giám sát các giao dịch cụ thể sẽ bao gồm nhưng không giới hạn ở các giao dịch có tổng giá trị từ 5.000 USD trở lên và các giao dịch mà Octa có lý do để nghi ngờ. Tất cả báo cáo sẽ được khảo chứng.
Hoạt động đáng ngờ
Có các dấu hiệu của hoạt động đáng ngờ liên quan đến rửa tiền. Chúng thường được gọi là “dấu hiệu cảnh báo”. Nếu phát hiện thấy có dấu hiệu cảnh báo, thẩm định bổ sung sẽ được thực hiện trước khi tiến hành giao dịch. Nếu không có giải thích hợp lý, hoạt động đáng ngờ sẽ được báo cáo cho Ủy ban Tuân thủ AML.
Các ví dụ về dấu hiệu cảnh báo:
- Khách hàng thể hiện sự quan tâm bất thường về việc công ty tuân thủ các yêu cầu báo cáo của chính phủ và các chính sách AML của công ty, đặc biệt là liên quan đến danh tính, loại hình kinh doanh và tài sản của họ, hoặc do dự hoặc từ chối cung cấp bất kỳ thông tin nào liên quan đến các hoạt động kinh doanh hoặc cung cấp giấy tờ tùy thân hoặc tài liệu kinh doanh bất thường hoặc đáng ngờ.
- Khách hàng muốn tham gia vào các giao dịch không có tính kinh doanh hoặc có chiến lược đầu tư rõ ràng hoặc không phù hợp với chiến lược kinh doanh đưa ra bởi khách hàng.
- Thông tin cung cấp bởi khách hàng để xác định nguồn gốc hợp pháp là sai, gây hiểu nhầm hoặc không chính xác đáng kể.
- Khi có yêu cầu, khách hàng từ chối xác định hoặc không thể chứng minh bất kỳ nguồn gốc hợp pháp nào cho các quỹ và các tài sản khác của họ.
- Khách hàng (hoặc một người có liên hệ công khai với khách hàng) có lai lịch đáng ngờ hoặc là đối tượng của các báo cáo tin tức về các hành vi vi phạm hình sự, dân sự hoặc quy định.
- Khách hàng thể hiện sự thiếu quan tâm về các rủi ro, hoa hồng hoặc các chi phí giao dịch khác.
- Khách hàng gần như đóng vai trò là đại lý cho đối tượng chủ quản không được tiết lộ, nhưng từ chối hoặc miễn cưỡng, mà không có lý do thương mại hợp pháp, trong việc cung cấp thông tin hoặc lảng tránh cung cấp thông tin có liên quan đến cá nhân hoặc pháp nhân đó.
- Khách hàng gặp khó khăn trong việc mô tả bản chất doanh nghiệp của mình hoặc thiếu kiến thức chung về ngành nghề kinh doanh của mình.
- Khách hàng tìm cách gửi tiền nạp xuyên hoặc gửi với giá trị lớn, chỉ tiến hành giao dịch với các khoản tương đương tiền mặt, hoặc yêu cầu được miễn tuân thủ các chính sách của công ty liên quan đến gửi tiền và các khoản tương đương tiền mặt.
- Khách hàng có nhiều tài khoản đứng dưới một tên hoặc nhiều tên với số nhiều lần chuyển khoản giữa các tài khoản hoặc bên thứ ba mà không có lý do rõ ràng.
- Tài khoản của khách hàng có hoạt động không thể giải thích hoặc mở rộng bất thường, đặc biệt là các tài khoản có ít hoặc không có hoạt động trước đó.
- Tài khoản của khách hàng có nhiều lần chuyển khoản cho các bên thứ ba không liên quan và không phù hợp với mục đích kinh doanh hợp pháp của khách hàng.
- Tài khoản của khách hàng có các lần chuyển khoản không có mục đích kinh doanh rõ ràng đến hoặc từ một quốc gia được xác định là nơi có rủi ro rửa tiền hoặc trốn thuế.
- Tài khoản của khách hàng cho thấy có các lần chuyển khoản lớn hoặc thường xuyên, được rút ngay lập tức bằng séc hoặc thẻ ghi nợ mà không có bất kỳ mục đích kinh doanh rõ ràng nào.
- Khách hàng thực hiện gửi tiền nhưng ngay sau đó lập yêu cầu chuyển tiền ra hoặc chuyển khoản cho bên thứ ba hoặc cho một công ty khác mà không có mục đích kinh doanh rõ ràng nào.
- Khách hàng gửi tiền vào quỹ với mục đích mua một khoản đầu tư dài hạn nhưng ngay sau đó lập yêu cầu thanh khoản toàn bộ và chuyển tiền khỏi tài khoản.
- Khách hàng yêu cầu tiến hành giao dịch theo cách thức để tránh các yêu cầu về tài liệu thông thường của công ty.
Nhận diện khách hàng - cơ sở để xác định nghi ngờ
Giao dịch đáng ngờ thường là giao dịch không nhất quán với hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động cá nhân hợp pháp đã biết của khách hàng hoặc với hoạt động kinh doanh thông thường đối với loại hình khách hàng đó. Vì vậy, yếu tố trước tiên để nhận diện là phải biết đầy đủ về hoạt động kinh doanh của khách hàng để nhận ra rằng một giao dịch, hoặc một loạt các giao dịch, là bất thường hay không.
Các câu hỏi bạn phải cân nhắc khi xác định liệu giao dịch của khách hàng được thiết lập có đáng ngờ hay không là:
- Quy mô giao dịch có phù hợp với các hoạt động bình thường của khách hàng không?
- Giao dịch có hợp lý trong bối cảnh các hoạt động kinh doanh hoặc cá nhân của khách hàng không?
- Mô hình các giao dịch được thực hiện bởi khách hàng có thay đổi không?
Kịch bản đáng ngờ
Các yếu tố gây nghi ngờ bao gồm:
- Khách hàng không muốn cung cấp bằng chứng nhận dạng;
- Khách hàng phụ thuộc quá mức vào người trung gian (họ có thể giấu mình đằng sau người trung gian để bạn không thể hình dung đúng về nhận dạng hoặc hoạt động kinh doanh của họ);
- Yêu cầu thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tiền mặt, ví dụ như đặt câu hỏi về việc liệu các khoản đầu tư có thể được thực hiện bằng tiền mặt hay không, đặt gợi ý rằng quỹ có thể bằng tiền mặt để đầu tư;
- Nguồn vốn đầu tư không rõ ràng;
- Quy mô của các quỹ hiện có có vẻ như không phù hợp với các điều kiện khác của khách hàng (tức là nguồn tài sản không rõ ràng). Ví dụ điển hình có thể là sinh viên hoặc người trẻ tuổi có số tiền lớn để đầu tư;
- Giao dịch có vẻ như không hợp lý trong bối cảnh hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động cá nhân của khách hàng. Đặc biệt lưu ý trong trường hợp khách hàng thay đổi phương pháp giao dịch với bạn mà không có giải thích hợp lý;
- Mô hình giao dịch thay đổi;
- Khách hàng thực hiện các giao dịch có tính chất quốc tế dường như không có lý do chính đáng để tiến hành kinh doanh với các quốc gia liên quan (ví dụ: tại sao họ giữ các khoản tiền tại một quốc gia mà các quỹ đó sẽ chuyển đến hoặc gửi đi từ đó? Tình huống của họ có cho thấy rằng việc giữ tiền tại các quốc gia đó sẽ là hợp lý hay không?);
- Khách hàng không muốn cung cấp cho bạn thông tin cá nhân hoặc tài chính thông thường bởi vì không có lý do rõ ràng hoặc hợp lý. (Nên tiến hành cẩn thận, không đặt tất cả các mối quan hệ có khoảng cách địa lý xa là đáng ngờ, vì hầu hết sẽ có các lý do chính đáng. Nghi ngờ thường được dựa trên sự xem xét tổng hợp nhiều yếu tố với nhau chứ không phải các vấn đề riêng lẻ)
Một đối tượng rửa tiền có khả năng cung cấp các lý lẽ thuyết phục cho các lý do giao dịch của mình. Các lý do đó nên được đặt câu hỏi để xác định xem giao dịch có đáng ngờ hay không.
Báo cáo nghi ngờ
Trong trường hợp, vì bất kỳ lý do nào, chúng ta nghi ngờ rằng một khách hàng, hoặc bất kỳ ai mà họ đang đại diện cho, có thể đang thực hiện (hoặc cố gắng thực hiện) một giao dịch liên quan đến số tiền bất hợp pháp nào phải được báo cáo càng sớm càng tốt và bằng văn bản.
Các báo cáo nội bộ phải được lập bằng văn bản, bất kể hoạt động kinh doanh đó là gì hoặc sẽ là gì.
Điều tra
Sau khi thông báo cho Ủy ban Tuân thủ AML, một cuộc điều tra sẽ được bắt đầu để xác định liệu có nên báo cáo cho cơ quan thực thi pháp luật hoặc các cơ quan quản lý thích hợp hay không. Cuộc điều tra sẽ bao gồm, nhưng không nhất thiết phải giới hạn ở, việc xem xét tất cả các thông tin hiện có, chẳng hạn như lịch sử thanh toán, ngày sinh và địa chỉ. Nếu các kết quả điều tra là đảm bảo, một khuyến cáo sẽ được gửi tới Ủy ban Tuân thủ AML để gửi SAR cho cơ quan thực thi pháp luật hoặc cơ quan quản lý thích hợp. Ủy ban Tuân thủ AML chịu trách nhiệm thông báo hoặc gửi hồ sơ cho cơ quan thực thi pháp luật hoặc cơ quan quản lý.
Các kết quả điều tra sẽ không được tiết lộ hoặc thảo luận với bất kỳ ai khác ngoài những người có nhu cầu cần biết hợp pháp. Trong mọi trường hợp, bất kỳ giám đốc, nhân viên hoặc đại diện được chỉ định nào cũng không được phép tiết lộ hoặc thảo luận bất kỳ vấn đề liên quan đến AML, cuộc điều tra, thông báo hoặc hồ sơ SAR nào với cá nhân hoặc người phụ thuộc của cá nhân đó, hoặc bất kỳ cá nhân nào khác, bao gồm cả thành viên gia đình nhân viên hoặc đại diện được chỉ định.
Đóng băng tài khoản
Trong trường hợp chúng tôi biết rằng tiền trong tài khoản phát sinh từ hoạt động phạm tội hoặc phát sinh từ các quy trình gian lận, tài khoản đó phải bị đóng băng. Trong trường hợp chúng tôi tin rằng chủ tài khoản có thể đã tham gia vào hoạt động gian lận đang bị báo cáo, tài khoản đó có thể cần phải bị đóng băng.